Dalat Bunny Hill là địa chỉ cung cấp rau củ quả giá sỉ TP.HCM với các mặt hàng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nhập trực tiếp từ Đà Lạt cũng như các nhà cung ứng thực phẩm uy tín. Dalat Bunny Hill chuyên bán rau sạch, uy tín:
Rau củ tươi đạt chứng nhận Vietgap.
Toàn bộ thực phẩm đạt tiêu chuẩn An toàn vệ sinh thực phẩm.
Giá rẻ, tối đa chi phí, lợi nhuận cho khách hàng.
Khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ trực tiếp Dalat Bunny Hill qua Hotline 094 133 54 54 hoặc Inbox Fanpage Dalat Bunny Hill để nhận được bảng giá rau củ Đà Lạt và chính sách ưu đãi.
Cải Kale còn được gọi với cái tên khác là cải xoăn, thuộc họ Brassica oleracea, cùng họ với rau cải bắp, súp lơ, bông cải xanh, rau xanh Collard hay cải Bruxen.
Rau có nguồn gốc ở phía đông Địa Trung Hải và Tiểu Á vào những năm 2000 TCN. Ngày nay, loại rau cải này được sử dụng phổ biến ở hầu hết các quốc gia và được ưa chuộng đặc biệt ở thị trường Mỹ.
Có 4 loại cải Kale phổ biến hiện nay:
Curly Kale
Lacinato Kale
Siberia Kale
Redbor Kale
Một số loại cải Kale thông dụng trên thế giới
Trong đó, loại Curly Kale được nhập từ Mỹ về Việt Nam năm 2015 và trở thành giống độc nhất tại đây.
Ở Việt Nam, cây cải Kale thường được trồng nhiều ở Đà Lạt - nơi có khí hậu mát mẻ, hợp cho cây phát triển.
ĐẶC ĐIỂM HÌNH DÁNG, HƯƠNG VỊ CỦA CẢI KALE
Hình dáng: Cây cải Kale có thân cứng, phần thân không ăn được. Lá có màu xoăn tít lại và có màu xanh đậm, vì hình dáng đặc biệt này nên mới được gọi là cải xoăn.
Hương vị: Cải Kale mang mùi hương nhè nhẹ của hạt tiêu, thanh hơn khi bạn dùng trong bữa ăn, hơi chát và vị chát này sẽ tăng dần khi rau già. Lá càng xoăn thì cây càng nhiều dưỡng chất.
Cải Kale có lá xoăn, có hương hạt tiêu và có vị chát nhẹ
Một số thành phần dinh dưỡng của cải Kale: vitamin K, vitamin A, vitamin C, vitamin B6, Canxi, Kali, Sắt, Magie, Folate, Mangan, chất xơ và các khoáng chất,...
"Nữ hoàng" của các loại rau xanh cung cấp những công dụng tốt cho sức khỏe và sắc đẹp của phái đẹp:
Chất xơ trong cải xoăn khá dồi dào, giúp người dùng nhuận trường tốt hơn, có thể thải bỏ độc tố ra khỏi cơ thể bằng đường tiêu hóa.
Những bệnh nghiêm trọng về mắt như thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể,... sẽ được phòng ngừa nếu sử dụng thường xuyên cải Kale. Bởi trong cải có chứa 2 chất chống oxy hóa mạnh mẽ là lutein và zeaxanthin.
Đây chính là công dụng chủ yếu mà phái nữ thích ở loại cải này. Lượng calo trong cải xoăn kale khá thấp, lại có lượng chất xơ dồi dào nên có thể ngăn được cơn thèm ăn hiệu quả.
Loại cải xanh nào cũng có vitamin C và cải xoăn cũng vậy. Chính vitamin này giúp tăng cường miễn dịch, cùng với folate càng làm tăng hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể.
Vitamin K, vitamin C, canxi và folate trong cải Kale sẽ giúp thai nhi trong bụng mẹ phát triển hệ xương và răng chắc khỏe, giúp cho thai nhi không bị dị tật bẩm sinh trong bụng mẹ.
Lượng vitamin C trong cải Kale cao sẽ giúp sản sinh collagen và giúp ngăn ngừa lão hóa cho làn da. Bạn nên uống sinh tố làm từ cải Kale mỗi ngày để đạt được hiệu quả như mong muốn.
Các loại axit béo omega-3 có trong cải xoăn có vai trò nuôi dưỡng mái tóc chắc khỏe hơn, chống gãy rụng.
Vitamin C, Beta-carotene, các Flavonoid cùng nhiều polyphenol khá sẽ làm vô hiệu hóa gốc tự do gây hại cho da, làm chậm quá trình lão hóa và cải thiện tâm trạng, chống trầm cảm hiệu quả.
Trong cải Kale cũng chứa chất diệp lục, giúp cơ thể ngăn chặn hấp thu các hợp chất amin dị vòng - nguyên nhân dẫn đến ung thư.
Thành phần vitamin C, vitamin K và axit béo omega-3 trong cải Kale rất tốt cho sức khỏe tim mạch, giúp giảm LDL cholesterol (Cholesterol xấu) và gia tăng HDL cholesterol (Cholesterol tốt), ngăn ngừa xơ vữa động mạch, bệnh tim, phòng chống đột quỵ.
- Mỳ Ý cải Kale
- Súp cải
- Canh cải nấu sườn non hoặc thịt băm
- Sinh tố cải với chuối
- Salad cải Kale sốt mè rang
- Ức gà áp chảo và cải Kale
Món mì Ý cải Kale thơm ngon, bổ dưỡng
- Bỏ thân, ngâm lá cải với nước muối khoảng 2 phút, không nên ngâm quá lâu
- Rửa sạch với nước sạch
- Cắt khúc tùy thích, theo từng món ăn mà bạn chế biến
Rau cải Kale sau khi rửa sạch cần phải để cho ráo nước
- Sau khi mua về nếu như chưa dùng tới liền, nên bảo quản trong bao ni lông có đục lỗ thoáng hơi rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh.
- Không được rửa cải trước khi bảo quản.
- Nên dùng trong 3 - 4 ngày để tránh cải bị hư, biến chất, không tốt cho sức khỏe.
- Bệnh nhân bị thiếu máu cục bộ, bệnh máu loãng không nên ăn.
- Người bị bệnh thận không được ăn do có thể gây thừa Kali, làm bệnh nặng hơn.
- Nếu có vấn đề về tuyến giáp cũng không được ăn do cải Kale có chứa thiocyanate - hoạt chất gây ra tình trạng thiếu hụt iốt, dẫn đến suy giáp.
- Không nên ăn cải Kale ở những tháng đầu thai kỳ hoặc ăn quá nhiều, nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
Đang cập nhật